LOMOERS CẦN CẢNH GIÁC TRƯỚC BÉO PHÌ VÀ HẬU QUẢ CỦA BÉO PHÌ
Tình trạng béo phì của trẻ em ngày nay ngày càng gia tăng, việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm theo lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực là nguyên nhân hàng đầu. Hơn nữa khi dịch Covid xảy ra, Giãn cách xã hội khiến trẻ dành nhiều thời gian ở nhà, lâu dài cùng với việc được gia đình “bồi bổ” dinh dưỡng quá mức dẫn đến nguy cơ bị tăng cân quá mức.
BÉO PHÌ ĐỂ LẠI HẬU QUẢ GÌ?
Béo phì dẫn đến nguy cơ :
– Tăng huyết áp, Rối loạn mỡ máu,
– Bệnh tim mạch, Đái tháo đường type 2,
– Rối loạn nội tiết, rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở ở trẻ em.
– Chứng dậy thì sớm, nhất là ở trẻ nữ,..
BÉO PHÌ LÀ GÌ?
– Béo phì được định nghĩa là tình trạng thừa cân vượt cân năng chuẩn quá nhiều, làm tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác dẫn đến ngoại hình ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các biến chứng có hại cho sức khỏe.
– Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá Z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.
BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
(Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên)
NGUYÊN NHÂN GÂY BÉO PHÌ
– Béo phì nguyên phát
– Do mất cân bằng năng lượng: Năng lượng calo nạp vào cao hơn hoặc tập hơn năng lượng calo tiêu hao: là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể việc tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
– Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và chuyển hoá cơ bản thấp. Dẫn đến hậu quả trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì,dấu hiệu dậy thì sớm, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.
– Thói quen Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt, thức ăn nhanh, không ăn rau, chất xơ là nguy cơ lớn gây béo phì ở trẻ.
– Trẻ có lối sống tĩnh tại như ít vận động thể lực, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi game, đọc sách báo,.. thường có thói quen ăn vặt thường tiêu hao năng lượng ít trong khi thu nạp năng lượng vượt mức nhu cầu, lâu dài dễ dẫn đến tình trạng béo phì.
– Béo phì thứ phát
– Béo phì thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc, Bệnh suy giáp trạng, Cường năng tuyến thượng thận, Thiểu năng, các bệnh về não, do hậu quả dùng thuốc như Corticoid kéo dài điều trị bệnh khớp, hen,… Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THỪA CÂN – BÉO PHÌ
– Xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh
– Điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực.
– Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,…; –
– Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,…ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.
– Giải pháp chế độ dinh dưỡng khi có nguy cơ thừa cân
– Các bậc phụ huynh phối hợp với nhà trường để cùng xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của trẻ theo tháp dinh dưỡng, đủ “chất” nhưng không dư “lượng”.
– Không được giảm bữa ăn hay nhịn ăn, mà phải thực hiện chế độ ăn uống đủ lành mạnh bằng các thực phẩm lành mạnh phù hợp với nhu cầu của trẻ vì cơ thể đang phát triển, cần ăn đa dạng, phong phú các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng,
– Bữa ăn cần cung cấp cân đối, đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng, đủ nhu cầu về năng lượng khẩu phần từ các chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Tỷ lệ các chất đạm, chất béo từ nguồn động vật và thực vật cân đối hợp lý, tăng cường trái cây, rau của nhiều màu sắc để cung cấp các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm ít chất béo, ít đường và muối để cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất, dưỡng chất thực vật.
– Hạn chế ăn tất cả các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều cholesterol như: thịt mỡ, thịt rán, xào, xúc xích, bơ, pho mát. Hạn chế ăn các loại quả ngọt, nhiều đường như xoài, chuối, mít, vải, các loại đồ ngọt như: đường, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt, các loại sữa có đường,…vì chúng chứa nhiều năng lượng làm gia tăng nguy cơ thừa cân béo phì.
– Giải pháp chế độ hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.
– Phụ huynh nên giao nhiệm vụ, hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà để tăng cường vận động: Lau dọn nhà cửa, bưng bê đồ đạc nhẹ nhàng phù hợp với sức của trẻ,…
– Chọn môn thể dục, hoạt động thể dục phù hợp và yêu thích của con để tạo hứng thú cho con vận động đều, đủ hàng ngày.
– Khuyến khích các con nên thư giãn, tập mắt, vận động nhẹ nhàng trong giờ giải lao sau mỗi tiết học không ngồi lâu quá 1h. Hạn chế các hoạt động ngồi một chỗ trong thời gian dài như ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử…
Y TẾ HỆ THỐNG