TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Hiện tại, thời tiết nắng nóng chuyển qua mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao, môi trường nhiều khói bụi là điều kiện thuận lợi để bệnh đau mắt đỏ phát triển và bùng phát thành dịch lớn. Bộ phận Y tế Hệ thống Liên cấp Lômônôxốp xin gửi đến các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh khuyến cáo về cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ.

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

– Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) bệnh là do virus (Adenovirus) chiếm 65% – 90%, vi khuẩn hoặc viêm dị ứng gây ra;

– Bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước… là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát thành dịch;

– Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh là người có sức đề kháng kém, trẻ em;

– Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính. Thường khỏi sau từ 7 – 10 ngày nếu được phát hiện kịp thời, điều trị tích cực.

2. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ:

2.1 Nguồn lây bệnh:

– Tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với dịch tiết có chứa virus của người bệnh;

– Sử dụng nguồn nước nhiễm bệnh;

– Thói quen hay dụi tay lên mắt, mũi, miệng;

– Thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt…;

– Bệnh lây qua hô hấp khi tiếp xúc với chất tiết có chứa virus ở người bệnh.

2.2 Triệu chứng:

– Bệnh thường khởi phát từ 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ, nhạy cảm với ánh sáng dễ bị chói mắt. Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp, sốt, nổi hạch ở tai…;

– Đặc biệt, ở trẻ em bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông;

– Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ.

3. Phòng lây lan bệnh đau mắt đỏ:

Cach Phong Dau Mat Do Lmnx

– Trường hợp nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều ghèn rỉ mắt thì (nên cách ly vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý – natriclorid 0.9% tích cực và đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, vệ sinh sát khuẩn tay sau khi tiếp xúc;

– Không dùng chung đồ dùng, vật dụng nên sử dụng đồ cá nhân riêng;

– Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, hoặc nghi ngờ có dấu hiệu của bệnh, tránh tiếp xúc với người bệnh;

– Thường xuyên vệ sinh trường lớp sach sẽ, lau chùi, sát khuẩn các đồ dùng vật dùng, bề mặt tiếp xúc;

– Tích cực vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh;

– Hướng dẫn trẻ không nên dụi mắt – mũi – miệng, vệ sinh mũi họng hàng ngày.

Y TẾ HỆ THỐNG

HỆ THỐNG LIÊN CẤP LÔMÔNÔXỐP

"Nurturing the future" - Nuôi dưỡng thế hệ tương lai

www.lomonoxop.vn