TRUYỂN THÔNG HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
Trào lưu hút thuốc lá điện tử phát triển nhiều, nhất là giới thanh thiếu niên, những người vô cùng hiếu kỳ, luôn tò mò và muốn khám phá. Đó là vấn nạn mà cả xã hội quan tâm.
Việc hút thuốc lá điện tử trong và ngoài trường học đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Chúng ta có thể dễ dàng để bắt gặp học sinh hút thuốc lá điện tử ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở nơi công cộng. Vì vậy Bộ phận Y tế Hệ thống Lômônôxốp xin gửi đến các thầy cô giáo, nhân viên, học sinh và phụ huynh về định nghĩa, thành phần, tác hại, biện pháp phòng tránh hút thuốc lá điện tử như sau:
1. Định nghĩa:
Thuốc lá điện tử (tên tiếng Anh là vape) là loại mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường, hoạt động bằng cách sử dụng thiết bị điện tử có hệ thống pin sạc làm nóng dung dịch lỏng hòa tan, tạo ra dạng khí dung cho người dùng hít vào luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật.
2. Thành phần
– Nicotine: Là thành phần gây nghiện trong thuốc lá điện tử và thuốc lá thường. Nicotine có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng huyết áp, hô hấp và nhịp tim;
– Nước: Trong nhiều loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa nước;
– Propylene Glycol: Là một loại cồn không màu, không mùi và không vị;
– Glycerin: Là một hóa chất không màu, không mùi và có vị hơi ngọt;
– Chất tạo mùi: Trên thị trường hiện nay có đến hàng trăm loại mùi tinh dầu thuốc lá điện tử khác nhau, bao gồm những loại được dán mác với cái tên nghe có vẻ rất “thiên nhiên” như táo, cherry, cam hoặc “ngọt ngào” như chocolate, bánh kem,…thậm chí là giống với mùi thuốc lá thật.
3. Tác hại của thuốc lá điện tử:
Hút thuốc lá điện tử có thể gây ra một số bệnh lý như sau:
– Bệnh lý đường hô hấp như viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, bệnh viêm phổi lipid, tràn khí màng phổi nguyên phát, suy giảm chức năng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
– Bệnh lý tim mạch, một số hóa chất độc hại như nicotine, carbon monoxide trong khói thuốc lá điện tử làm làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch, tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, khói từ thuốc lá điện tử cũng gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh;
– Ung thư, một số hợp chất có trong khói thuốc lá điện tử như: formaldehyd, acrolein, toluene, các kim loại nặng (như niken và chì) có thể gây các thay đổi tế bào dẫn đến ung thư;
– Ngoài ra, có thể gặp phải chấn thương do cháy nổ thiết bị điện tử, các thiết bị trong thuốc lá điện tử có thể hỏng, lỗi và gây nổ gây ra các chấn thương, bỏng nghiêm trọng (miệng, mặt, cổ, mắt mũi, xương hàm);
4. Biện pháp phòng tránh hút thuốc lá điện tử đối với học sinh.
a) Gia đình
– Dành thời gian quan tâm chăm sóc, lắng nghe trẻ và giám sát các hoạt động trong cuộc sống của trẻ trên cơ sở tôn trọng trách dẫn tới các hành vi chóng đối bị áp đặt;
– Phối hợp với nhà trường để tìm hiểu thêm sinh hoạt, mối quan hệ của trẻ có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường.
b) Nhà trường
– Cùng với gia đình vai trò giáo dục của nhà trường cũng là yếu tố quan trong để trể vị thành niên không bị sa đà vào những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội. Giáo dục học sinh nhận thức đượccác chất gây nghiện và các tác hại do sử dụng chất gấy nghiện. Tăng cường hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng sau giờ học.
Qua bài tuyển truyền về hút thuốc lá điện tử Bộ phận Y tế Hệ thống Lômônôxốp mong các em học sinh không sử dụng, không lôi kéo rủ rê người khác tham gia hút, không vận chuyển không mua bán tàng trữ chất gây nghiện. Qua đó xây dựng 1 thế hệ trẻ vị thanh niên khỏe mạnh trở thành những nhân tố góp phần xây dựng phát triển xã hội.
Nhà trường rất mong các bậc phụ huynh biết được tác hại của hút thuốc lá điện tử và có thể chăm sóc các con tốt hơn. Cuối cùng kính chúc toàn thể CB- GV- NV, cùng toàn thể các em học sinh và các bậc phụ huynh luôn mạnh khỏe!
Y TẾ HỆ THỐNG LÔMÔNÔXỐP