BÀI TRUYỀN THÔNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐUỐI NƯỚC
Theo số liệu thống kê của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, tai nạn, thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở nước ta. Trong đó, phần lớn là những tai nạn, thương tích do đuối nước, do tai nạn giao thông đường bộ, ngộ độc, ngã, bỏng, súc vật cắn hoặc bị thương bởi các vật sắc nhọn… Trung bình mỗi năm, nước ta có trên 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước, cao nhất khu vực Đông Nam Á và gấp 8 lần so với các nước có thu nhập cao. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, nước ta đã có hàng chục trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước.
Vì vậy, để thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ phận y tế nhà trường gửi tới quý PHHS, cùng toàn thể CB, GV, NV bài truyền thông phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước thường gặp ở trẻ em.
- Phân loại
Tai nạn thương tích có hai nhóm lớn là: TNTT có chủ định và TNTT không chủ định:
– Tai nạn thương tích có chủ định: Là những TNTT gây nên do có sự chú ý (cố ý) của người bị TNTT hay của cả những người gây TNTT.
Ví dụ: TNTT do tự tử, giết người,bạo lực nhóm(chiến tranh) đánh nhau…
– Tai nạn thương tích không chủ định: Là những tai nạn gây nên do sự không chú ý của những người bị TNTT hay của những người không cố ý gây TNTT gây ra, ở trẻ rất hay gặp loại TNTT này.
Ví dụ: TNTT do giao thông, đuối nước, ngã, ngộ độc thức ăn, cháy bỏng….
- Các nguyên nhân gây tai nạn thương tích
– TNTT do tai nạn giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của người tham gia giao thông gây nên….;
– Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, nồi hơi, tia cực tím, pháo nổ, phóng xạ, điện, chất hóa học…;
– Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác;
– Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong;
– Ngã: Là TNTT do ngã trượt chân, rơi từ trên cao xuống…;
– Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải…;
– Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất, các loại chất độc, nấm, vi khuẩn, virus…);
– Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…;
– Các vật sắc nhọn: thường xảy ra ở nơi vui chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau. Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm;
– Tai nạn gây ngạt đường thở: do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả nhỏ, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể gây rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít, nuốt vào gây dị vật đường thở…;
- Một số biện pháp phòng tránh:
Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu Giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tố các biện pháp phòng ngừa.
– Phòng ngã:
+ Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt;
+ Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can;
+ Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay;
+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn;
+ Giáo dục học sinh không chạy nhảy, đùa nghịch, xô đẩy nhau…
– Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học:
+ Giáo dục ý thức cho học sinh không được gây gổ, đánh nhau trong trường;
+ Không cho học sinh mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí…;
+ Giáo viên với học sinh; học sinh với học sinh; học sinh với người lớn phải thân thiện, cởi mở, chân thành;
+ Xây dựng trường, lớp tự quản, đoàn kết.
– Phòng tránh tai nạn giao thông:
+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt…;
+ Không tụ tập trước cổng trường…;
+ Trường phải có cổng, hàng rào;
+ Hết giờ đón học sinh phải đóng cổng, không cho học sinh chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường;
+ Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học;
+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy…;
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện Luật an toàn giao thông. Tổ chức các buổi tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt dưới cờ; phát thanh; áp phích…
– Phòng tránh bỏng, nhiễm độc:
+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện…;
+ Phòng học, các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện;
+ Không cho học sinh tới khu vực bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.
– Phòng tránh điện giật:
+ Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch;
+ Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao;
+ Hướng dẫn học sinh tránh xa các khu vực có hệ thống điện nguy hiểm.
– Phòng tránh đuối nước:
+ Tìm hiểu luật đường thủy; Không tắm sông, ao, hồ.. khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh. Phải học cách bơi có người hướng dẫn…;
+ Nơi có ao hồ, sông suối phải chú ý mùa nước lũ học sinh đi học qua cầu tràn rất nguy hiểm cần phải đảm bảo an toàn;
+ Trong trường học nếu có ao, hồ, bể bơi…phải có cảnh báo hoặc nhân viên trực giám sát. Không chứa đựng nước vào xô, chậu;
+ Khi đi bơi phải có sự hướng dẫn hoặc giám sát của người lớn và luôn mặc áo phao.
– Cách phòng tránh Động vật cắn: Ong đốt, Rắn cắn, chó mèo cắn,…
+ Chó, mèo phải được tiêm chủng;
+ Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm;
+ Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.
– Phòng tránh các vật sắt nhọn đâm, cắt: tuyệt đối không cho học sinh mang đến trường, chơi những vật như dùi, dao, kéo, gậy, súng cao su, vật nhọn, que sắt…;
+ Các đồ dùng sắc nhọn, dao kéo,… để tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
– Phòng tránh ngạt, tắc đường thở cho trẻ em:
+ Không để trẻ nuốt hoặc nhét các vật gây tắc đường thở vào miệng, mũi;
+ Cho trẻ ăn thức ăn đã nghiền nhuyễn, không lẫn xương, lẫn hạt;
+ Để ngoài tầm với của trẻ các vật dễ nuốt như đồng xu, kim băng, cúc áo, hạt trái cây, lạc…;
+ Dạy trẻ không nên chơi trò dùng túi ni lông, chăn, gối để chụp lên đầu nhau.
– Phòng tránh ngộ độc thức ăn:
+ Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi;
+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng…;
+ Thực phẩm chế biến cho học sinh phải đảm bảo sạch, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
+ Không để học sinh tự ý mang đồ ăn vặt vào trường ăn vì không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Vì tương lai tốt đẹp của con em chúng ta, mỗi người hãy nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, tạo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước.